Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Câu chuyện về xe scooter Fuji Rabbit

Một trong những công ty sản xuất xe 2 bánh có lịch sử khá dài trải qua cuộc chiến tranh xe gắn máy khốc liệt tại Nhật Bản gần 3 thập niên đã buộc phải đóng cửa vào năm 1968.

Sản xuất sau khi Thế Chiến II chấm dứt, xe scooter Rabbit ra đời trước xe Piaggio Vespa khoảng gần 6 tháng, người ta tự hỏi Nhật hay Ý là người đầu tiên tung ra thị trường loại xe scooter?
Từ Nakajima Airplane Co. đến Fuji Heavy Industries

Lui ngược dòng lịch sử nguồn gốc của xe scooter Fuji Rabbit từ trước Thế chiến II (1939-1945). Trong năm 1917, như người ta đã nhận thấy được vai trò chiếc máy bay đầu tiên của họ trong những  trận chiến đấu trên bầu trời trong Thế chiến I (1914-1918), Chikuhei Nakajima thành lập Aircraft Research Laboratory ở Nhật Bản. Năm 1931, Aircraft Research Laboratory đã được đổi tên thành "Nakajima Aircraft Co." và mở rộng từ nghiên cứu để sản xuất máy bay. Tại một thời điểm hảng máy bay Nakajima là nhà sản xuất hàng đầu của Nhật Bản và cung cấp việc làm cho hơn 250.000 người.

Photobucket
 Một trong những sản phẩm đầu tiên của Nakajima Aircraft Co. - Nakajima A1N

Công ty Nakajima là nhà sản xuất máy bay đầu tiên ở Nhật bản, được chính thức thành lập vào năm 1918 bởi một kỹ sư cơ khí hàng hải Chikuhei Nakajima và một nhà kỹ nghệ dệt Seibei Kawanishi dưới tên gọi là Nihon Hikoki (Nippon Aircraft). Năm 1919, hai nhà sáng lập chia tay và Nakajima đã mua lại nhà máy sản xuất máy bay Nihon với sự giúp đỡ ngầm từ quân đội Hoàng gia Nhật Bản. Công ty được đổi tên thành Công ty Máy bay Nakajima trong năm 1919.

Photobucket
Nakajima L2D là một sản phẩm chế tạo nhượng quyền của máy bay Douglas DC-3

Những cơ sở sản xuất máy bay của công ty chế tạo máy bay Nakajima được liệt kê dưới đây: 
  • Nhà máy Tokyo
  • Nhà máy Musashino
  • Nhà máy Donryu
  • Nhà máy Ota, gần cạnh Ota Station. Được Hoàng đế Hirohito viếng thăm vào ngày 16 tháng mười một năm 1934. Bị Không quân Hoa Kỳ dội bom nặng nề trong Thế Chiến II vào ngày 10 tháng hai năm 1945. Hiện nay là nhà máy của Fuji Heavy Industries.
  • Nhà máy Koizumi, gần Nishi-Koizumi Station. Bị ném bom nặng nề vào ngày 3 tháng tư năm 1945. Nay là nhà máy Sanyo.

Photobucket
Một trong những chiếc máy bay do Nakajima sản xuất trong Thế Chiến II: Nakajima Kate B5N cho Hải Quân Hoàng Gia Nhật Bản

Tổng cộng lại công ty Nakajima sản xuất từ năm 1927 đến năm 1945 trên 30 loại máy bay đủ loại, từ máy bay vận tải dân dụng đến máy bay chiến đấu, ném bom, phi cơ quan sát và các loại máy bay đáp trên mặt nước cùng với nhiều kiểu mẩu máy bay gắn động cơ phản lực. 

Photobucket
Một phi cơ phản lực nghênh cản do Nakajima chế tạo trong vòng thử nghiệm vào cuối Thế Chiến II: The Nakajima Kikka (中島 橘花 "Orange Blossom" - "Nụ hoa cam") và còn được gọi là Kōkoku Nigō Heiki (皇国二号兵器 "Imperial Weapon No.2" - "Vũ khí Hoàng Gia số 2").

Sau khi Nhật Bản thất trận và đầu hàng quân Đồng Minh vào năm 1945. Hoà bình được tái lập ở Thái Bình Dương, quân Đồng Minh buộc Nhật Bản phải ngưng sản xuất vũ khí và chiến đấu cơ. Công ty Nakajima phải đóng cửa và đổi thành Fuji Sangyo Company, trở thành một công ty sản xuất những thiết bị nhẹ dành cho việc vận tải dân sự rất cần thiết sau chiến tranh. Do đó công ty bắt tay vào việc chế tạo xe scooter Fuji Rabbit vào tháng sáu năm 1946.

Photobucket
Một xe scooter Rabbit đầu tiên vào năm 1946

Xe Scooter Fuji Rabbit

Khởi động việc sản xuất xe scooter của công ty Fuji là những chiếc xe dựa trên mẩu mã của chiếc xe scooter Powell Streamliner do Powell Manufacturing Company ở Hoa Kỳ sản xuất đặc biệt giới hạn cho các đơn vị lính nhẩy dù Hoa Kỳ sử dụng và họ mang đến Nhật Bản. Xe Rabbit S-1 được thiết kế với động cơ 2-thì, 1 xy-lanh 135cc và 2 mã lực, xe cân nặng 75 kg và đạt tốc độ 60 km/giờ. Hảng Fuji tận dụng tối đa những cơ phận trong việc sản xuất máy bay còn lại, do đó bánh xe đằng trước của xe scooter Rabbit là chiếc bánh sau của một kiểu máy bay ném bom.

Photobucket
Dựa vào mẩu mã xe Powell Streamliner chế tạo đặc biệt cho các đơn vị nhẩy dù cơ động Hoa Kỳ chiếm đóng trên nước Nhật bại trận, Fuji Sangyo chế tạo ra xe Rabbit cung ứng cho nhu cầu đi lại của dân chúng.

Về chiếc xe Rabbit S-1, công ty Fuji Sangyo sản xuất đợt đầu với 538 xe thiết kế động cơ 2-thì, đến tháng hai 1947 những xe Rabbit được gắn động cơ 135cc 4-thì mát máy bằng gió. Xe scooter nầy xuất hiện trên thị trường Nhật Bản cùng lúc với kiểu xe sản xuất bởi công ty Mitsubishi là chiếc scooter Silver Pigeon, có tất cả 56.499 xe Rabbit S-1 được sản xuất tính đến năm 1954.

Photobucket
Kiểu xe Fuji Rabbit S1 với phần cải tiến chi tiết và sản xuất đại trà

Trong năm 1950, chính phủ Nhật Bản buộc công ty Fuji Sangyo phân tán ra khoảng hơn 10 công ty con. Chỉ còn một công ty mang tên Fuji là Fuji Heavy Industries tiếp tục sản xuất các xe Rabbit và đồng thời cũng chế tạo các kiểu xe buýt và một kiểu xe 3 bánh kỳ lạ là chiếc xe Fuji Cabin.

Photobucket
Một xe 3 bánh sản xuất bởi Fuji Heavy Industries: Fuji Cabin

Vào năm 1957, công ty Fuji mở chi nhánh Rabbit Motor Sales tại San Francisco và việc xuất cảng xe Rabbit qua Hoa Kỳ bắt đầu. Không lâu sau đó, tại Canada cũng nhập xe Rabbit vào nước nầy bởi nhà nhập cảng Malcom Bricklin.

Photobucket

Photobucket
Những quảng cáo đăng trên các tạp chí ở Hoa Kỳ và tài liệu về xe Fuji Rabbit

Trong số các loại xe Rabbit tiếp tục phát triển nâng cấp và hiện đại hoá trước những xe 2 bánh khác trên thị trường, đặc biệt là các kiểu xe có khởi động máy bằng điện, hộp số tự động và bộ nhún giảm chấn bằng thủy lực cùng với hơi ép mãi cho đến khi công ty Fuji ngưng sản xuất xe Rabbit vào năm 1968. Có tổng cộng trên dưới 40 kiểu xe được sản xuất bởi Fuji Sangyo, với những động cơ từ 90cc đến 250cc.

Photobucket
Một xe Fuji Rabbit S23- động cơ 4T 135cc 2 mã lực - 2.522 xe sản xuất từ 1950 đến 1951

Photobucket
Xe Fuji Rabbit S61 - động cơ 4T 222cc 5,9 mã lực - 49.129 xe sản xuất từ 1954 đến 1957

Photobucket
Xe Fuji Rabbit S82 - động cơ 2T 148cc 7,5 mã lực - 36.240 xe kiểu S82, S82-2 và S82B
Rabbit S82S - động cơ 2T 123cc 6,2 mã lực - 34.650 xe xuất xưởng

Rabbit S82K - động cơ 2T 123cc 6,2 mã lực với 23.980 xe sản xuất từ 1960 đến 1962

Photobucket
Xe Fuji Rabbit S211 - động cơ 2T 87cc 5,5 mã lực - 21.564 chiếc xuất xưởng từ 1966-1968

Photobucket
Xe Fuji Rabbit S301 - động cơ 2T 125cc 8 mã lực, sản xuất từ 1961 đến 1968 với 137.448 chiếc

Photobucket
Xe Fuji Rabbit S601 1964 - động cơ 2T 199cc 11 mã lực với 74.694 xe nhiều phiên bản khác nhau xuất xưởng từ 1962 đến 1968

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket
Một xe Fuji Rabbit S601 Superflow kiểu năm 1960

Photobucket
Một xe Rabbit Touring 150 (S402) động cơ 2T 150cc 7,5 mã lực (S402A và S402AT) 9,5 mã lực (S402BT, S402BT2 và S402BT4) với 4.648 chiếc xuất xưởng từ 1962 đến 1968 - Vào khoảng cuối thập niên 60 ở Sài Gòn thỉnh thoảng người ta thấy có vài xe Rabbit kiểu nầy do người Mỹ làm công tác dân sự vụ sử dụng

Photobucket

Photobucket
Một xe Fuji Rabbit 90 có bánh xe lớn hơn kiểu scooter và nhỏ hơn xe mô-tô được sản xuất để cạnh tranh với các loại xe 'step thru' như Suzuki, Yamaha và Honda Cub mà sau này Honda cũng sản xuất loại Cub 'lùn' đáp ứng lại hình vóc phụ nữ Á châu. Kiểu S202 - Động cơ 2T 89cc 5,5 mã lực với hộp số gồm 3 số, tốc độ khoảng 100 km/giờ - 26.924 xe xuất xưởng từ 1962 đến 1967

Từ Fuji Rabbit đến xe Subaru

Trong thập niên 60, khi mà việc xuất cảng xe Rabbit đang phát triển mạnh mẽ thì công ty Fuji Heavy Industries quyết định đóng cửa chi bộ sản xuất xe 2 bánh để tập trung vào việc sản xuất xe ô-tô mà kiểu đầu tiên là xe Subaru 360.

Photobucket

Thật vậy, Fuji đã sản xuất từ giửa thập niên 50 một số xe nhỏ gọn mà chiếc xe Subaru 360 đáp ứng lại nhu cầu dân chúng tại Nhật Bản: đơn giản và tiết kiệm với 4 chổ ngồi và chiều dài xe không quá 3 mét, Subaru 360 có kích cở tựa như chiếc xe Fiat 500 đời 1. Xe Subaru 360 đạt được sự yêu mến của các gia đình nhật sau chiến tranh và họ gọi chiếc Subaru 360 là "Ladybug". Với trọng lượng 385 kí-lô (18% nhẹ hơn chiếc Fiat 500) xe đạt được tốc độ tối đa 80 km/giờ với 4 người trong xe.

Photobucket
Một xe Subaru 360 được trưng bày trong cuộc Triển Lảm Xe 2013 tại Genève, Thụy Sĩ
Ngày nay, xe Subaru với những phiên bản xe du lịch và đặc biệt là các kiểu xe thể thao nổi tiếng dựa vào kỹ thuật cơ khí hàng không từ hảng Nakajima, mà ngày nay Subaru được biết đến trên toàn thế giới với chiếc xe vô địch chạy băng đồng Subaru Impreza WRC.

Photobucket
Một kiểu xe Subaru đua đường băng đồng - Subaru Impreza WRC


Có thể bạn quan tâm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.